Khu di tích Côn Sơn nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cùng với núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử.
Đến đây du khách ngoài vãn cảnh chùa Côn Sơn còn bắt gặp những công trình kiến trúc đặc sắc, tìm hiểu về giếng Ngọc. Giếng tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân, trên đường lên Bàn Cờ Tiên, phía sau là Đăng Minh bảo tháp – Nơi đặt xá lị Huyền Quang tôn giả. Nằm ở vị trí cao hơn mái ngói chùa Côn Sơn nhưng mùa nào giếng Ngọc cũng luôn đầy nước. Người xưa quan niệm rằng giếng Ngọc là huyệt mạch của núi Côn Sơn và chính là mắt của Kỳ Lân. Đây không chỉ là nguồn nước quý của di tích mà còn là một điểm tham quan mang nhiều ý nghĩa. Từ giếng Ngọc, bạn có thể men theo các bậc đá leo lên đỉnh Côn Sơn có đặt Bàn Cờ Tiên, nơi Nguyễn Trãi cùng các bậc tiền nhân dừng chân chơi cờ. Từ đỉnh Côn Sơn, bạn phóng tầm mắt ngắm một vùng núi non hùng vĩ thu gọn lại trong tầm mắt.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Ở Hậu cung của đền Chính có đặt bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1.4m, nặng 600kg và tượng song thân phụ mẫu của ngài. Đền thờ Nguyễn Trãi chính là nơi lưu giữ tâm hồn, cốt cách, tài đức lớn lao của vị Danh nhân văn hóa thế giới này.
Đền Kiếp Bạc
Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lễ hội mùa xuân ở Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lễ hội mùa thu tại Côn Sơn – Kiếp Bạc
Vậy có thể nói đây không chỉ là điểm tham quan du lịch, mà còn mảnh đât ghi đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của mảnh đất địa linh nhân kiệt Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ mãi trường tồn vĩnh hằng cùng với non sông đất Việt.