Cho đến đầu năm 1654, Lạt Ma đời thứ 5 mới cho xây dựng lại cung Potola. Công trình này được xây dựng trong 50 năm với quy mô như hiện nay. Bên ngoài cung Potola cao 110 mét với 13 tầng. Kết cấu cung Potola là bằng đá và gỗ, toàn bộ tường cung được ốp bằng đá hoa cương, dày những 5 mét, móng tường được gia cố vững chắc nằm sâu xuống dưới nhiều lớp đất đến tầng nham thạch và còn được đổ nước thép vào trong phần giữa các lớp để làm tăng tính tổng thể và khả năng chông chấn động của kiến trúc. Mái của cung điện được trang trí bằng vàng và xử lý khéo kéo tránh hư hại, dỉ sét di thời gian.
Tuy có nhiều khu vực trong tổng thể cung điện Potola được xây dựng dưới các thời kỳ khác nhau song hầu hết đều xây trên thế vách núi hết sức khéo léo, khiến cho cả tòa kiến trúc cung chùa này thành một tổng thể nguy nga, tráng lệ, rất hài hòa, nguyên vẹn, đạt trình độ rất cao về thành tựu mỹ học và kiến trúc.
Điện lớn phía tây điện lớn nhất trong Hồng cung, được dựng bằng 48 trụ cột lớn, cột cao hơn 6m. Kết cấu của tháp xây theo kết cấu hình đấu – một kiến trúc thường có trong dân tộc Hán. Sau khi cung Potola được xây xong vào thế kỷ thứ 17 và được mở rộng những năm tiếp theo đó, hàng trăm nghìn bức bích họa cũng dần dần xuất hiện đều do các họa sĩ xuất sắc trong khu vực sáng tác. Trong các điện lớn, nhỏ, cửa ra vào, lối đi và hàng lang đâu đâu cũng treo bích họa. Nội dung của các tác phẩm cũng rất đa dạng và phong phú từ chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử, những câu chuyện thể hiện kinh Phật, một số bức truyền tải nội dung sinh hoạt, các hoạt động vui chơi, giải trí…Đây là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao của cung Potola.
Vậy có thể nói khi đi tour du lịch Trung Quốc du khách không chỉ tham quan các địa danh nổi tiếng như: Phượng Hoàng Cổ Trấn, Bắc Kinh Thượng Hải, Hàng Châu Tô Châu, …mà đến đây du khách còn được tham quan điểm đến như Cung Potola một điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Tây Tạng Trung Quốc.