Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.
Nếu có dịp đi du lịch Nhật Bản vào tháng 8 bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Obon. Obon là từ viết tắt của Ullambana, có nghĩa là “treo ngược lên”, dùng để chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.
Lễ hội cá chép Koinobori Matsuri
Tượng trưng cho sự mạnh mẻ của tính nam nhi, nó là biểu hiện của những em bé trai. Có một điều trùng hợp là Lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, tức trùng với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, tuy nhiên, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của Nhật từ trước 2 tháng.
Đến Nhật Bản vào dịp lễ này, bạn sẽ bắt những hình ảnh trang trí trước cửa nhà bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thường hay làm món Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.
Lễ hội tuyết Nhật Bản
Thời tiết ở Hokkaido vào mùa đông khá lạnh do ảnh hưởng của những cơn gió thổi vào từ Siberia. Thành phố Sapporo có nhiệt độ khoảng – 5 độ C và xa hơn về phía đông, thời tiết do ảnh hưởng của đại dương nên nhiệt độ thấp hơn khoảng – 30 độ C.
Mùa đông tại đây có rất nhiều tuyết và những bãi trượt tuyết lớn ở đảo đã trở thành điểm thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng. Mặc dù những khu nghỉ mát không được lớn như những đồi núi trượt tuyết châu Âu, nhưng Hokkaido có nét quyến rũ riêng dành cho những người mới tập trượt tuyết và những người có kinh nghiệm thích được trải nghiệm với các dốc trượt dựng đứng và sâu thẳm.
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản
Lễ hội mừng năm mới
Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới như đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà.
Cũng như Tết cổ truyền ở Việt Nam, người Nhật sẽ đi chùa vào những ngày đầu năm mới, ăn bữa cơm tất niên cùng những món ăn truyền thống, lì xì đầu năm và trẻ em Nhật thì tham gia những trờ chơi dân gian như Tokoage và cầu lông Hanetsuki.
Lễ hội Kishiwada Danjiri
Trong lễ hội, những người tham gia phải uống rượu đến say rồi ngồi vào trong các cỗ xe gỗ lớn với hình dáng như những ngôi đền, chùa. Những chiếc xe được đẩy xuống phố với tốc độ cao và chỉ dừng lại khi đến được nơi diễn ra lễ thờ cúng thần linh. Hàng năm, lễ hội ghi nhận nhiều trường hợp người tham gia bị chấn thương, thậm chí là bỏ mạng nên ban tổ chức yêu cầu mọi tuyển thủ phải đóng bảo hiểm trước khi nhập cuộc.
Lễ hội pháo hoa Nagaoka
Hai quả pháo khổng lồ nặng 300 kg được bắn ra vào mỗi tối. Chúng chỉ nhỏ hơn một chút so với quả pháo hoa lớn nhất từng được bắn thành công. Pháo hoa tạo ra nhiều hình thù thú vị, ấn tượng trên nền trời Nhật Bản. Có những thời điểm họ bắn 99 quả pháo cùng một lúc, một bữa tiệc ánh sáng thực thụ.
Lễ hội Fuji Shibazakura
Dân chụp ảnh cực kì thích lễ hội này, đơn giản vì khung cảnh lãng mạn, cuốn hút cứ giơ máy ra chụp cũng có thể có được một tấm ảnh đẹp lung linh rồi.