Kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên tự túc

Thời gian phù hợp để đi du lịch Tây Nguyên
Tây Nguyên thường được chia làm 2 mùa mưa, mùa khô rõ rệt, vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Dương lịch, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tuy nhiên tháng 2 và khoảng cuối tháng 2 sang tháng 3 là thời gian lý tưởng nhất. Vì đây là mùa hoa dã quỳ nở rộ và nhiều lễ hội ở Tây Nguyên diễn ra sôi động.

Đi du lịch Tây Nguyên vào tháng 12 bạn sẽ được đắm mình trong sắc vàng của mùa hoa dã quỳ nở rộ, và cũng là mùa thu hoặc cà phê, những quả cafe chín đỏ rực, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Khi đến đầu tháng 3 là mùa hoa cafe nở trắng tinh khôi, một mùa hoa chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 đợt. Vào mùa xuân Tây Nguyên còn diễn ra nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc như:  Lễ hội Cúng đắt làng của người Ba Na ở Kon Tum, lễ hội giỗ tổ ngành thêu ở Đà Lạt, lễ ăn cơm mới, lễ hội đâm trâu, hội đâu voi… đầy sôi động.

Cách đi đến các tỉnh Tây Nguyên

Hiện nay phương tiện được du khách lựa chọn nhiều nhất đó là máy bay, bạn nên book vé sớm để được giá vé khuyến mãi từ sân bay Nội Bài hoặc sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk hoặc sân bay Pleiku của tỉnh Gia Lai. Giá vé dao động từ vài trăm đến tầm 2 triệu tùy hãng và tùy từng thời điểm các bạn đi.

Các điểm tham quan khi đi du lịch Đắk Lắk

Buôn Akô Đhông: Nằm ở cuối đường Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột) hay còn gọi là buôn Cô Thôn, là một buôn làng cổ của người Ê Đê ở Tây Nguyên, hơn nữa lại được quy hoạch rất bài bản, vẫn giữ được nếp nhà cổ bên cạnh sự phát triển hiện đại.

Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk: Nằm ở đường Lê Duẩn (thành phố Buôn Ma Thuột) trong khuôn viên biệt điện Bảo Đại cũ, bảo tàng rất hiện đại được trưng bày nhiều hiện vật của các dân tộc Tây Nguyên. Nếu có có dịp đi du lịch Tây Nguyên – Đắk Lắk bạn nên ghé tham quan bảo tàng này nhé.

Nhà đày Buôn Ma Thuột: Nằm ở số 18 đường Tán Thuật đây là một di tích lịch sử kháng chiến nổi bật của thành phố Buôn Ma Thuột, trước kia là nơi để giam giữ những chiến sỹ cách mạng như Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Phan Đăng Lưu, Tố Hữu…

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Đắk Lắk,  nằm ở đường Phan Bội Châu, cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.

Khu du lịch Buôn Đôn: Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50km về phía Tây, nơi nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, với nhiều dân tộc chung sống như: Ê Đê, Gia Lai, M’nông, Lào, Thái… Đến đây bạn sẽ được cưỡi voi, đi cầu treo, thăm mộ vua voi Amakong, thác Bảy Nhánh… và thưởng thức các món cơm lam và gà sa lửa rất ngon.

Hồ Lắk: Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 50km theo Quốc lộ 27 đi Đà Lạt thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, là hồ nước ngọt tự nhiên ở Tây Nguyên. Đến đây các bạn có thể cưỡi voi hoặc đi thuyền độc mộc, thăm các buôn làng ở quanh hồ.

Thác Đray Sap và Đray Nur: Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30km, ở xã Nam Hà, huyện Krong Ana, là nhánh của sông Sê-rê-pốk. Đây là 2 ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên, các bạn có thể đến đây chiêm ngưỡng hoặc chụp ảnh đều rất thích, từ thác Đray Nur sang Đray Sap có một chiếc cầu treo nên rất tiện để tham quan ngắm cảnh.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin: Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 60km, có diện tích khoảng 60 nghìn ha với đỉnh Chư Yang Sin cao nhất Đắk Lắk với hệ động thực vật đa dạng.

Những món ăn ngon ở Đắk Lắk

Bánh cuốn thịt nướng Buôn Ma Thuột: Không giống bánh cuốn Thanh Trì hay bánh cuốn ở Huế, món này hơi giống phở cuốn, gói kèm nhân thịt nướng và các loại rau củ.

Bún đỏ Đắk Lắk: Sợi bún có màu đỏ cam vì được nhuộm bằng hạt điều rất đẹp mắt, một món ăn chỉ có ở Buôn Ma Thuột.

Bơ sáp Đắk Lắk: Đây là loại bơ rất tốt cho sức khỏe, Đắk Lắk là tỉnh trồng nhiều bơ và ngon nổi tiếng nhất cả nước.

Cafe Buôn Ma Thuột: rất nổi tiếng đổi với du khách gần xa, một đặc sản trứ danh.

Rượu cần: Đến những buôn làng của đồng bào dân tộc ở đây, hầu như rượu cần là món không thể thiếu.

Heo rẫy nướng: Loại heo được chăn thả tự nhiên, tẩm ướp gia vị đem nướng, ăn thịt ngọt, chắc và giòn hơn heo nuôi nhiều. Mang đến cho thực khách một hương vị thơm ngon đến lạ thường.

Măng nướng xào vếch bò: Một món cũng khá là đặc trưng, nguyên liệu gồm măng le được lấy ở trên rừng đem thui, xào với vếch chính là lòng phèo của bò, một đặc sản của người Ê đê.

Cá lăng sông Sê-rê-pốk: Loài cá đặc trưng của dòng sông này, có thể chế biển thành nhiều món như: Nấu lẩu, canh chua, hấp, nhất là cá lăng nướng ăn kèm bánh tráng hấp dẫn nhất.

Cơm lam: Món ăn dễ thấy ở các tỉnh Tây Nguyên, cơm được nướng trong các ống lam, ăn kèm gà nướng hoặc heo nướng rất đã. Ngoài ra còn có những món ngon như: Thịt nai Đắk Lắk, gà nướng bản Đôn, cà đắng, canh thụt….

Phương tiện di chuyển ở Buôn Ma Thuột
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy với giá thuê khoảng 150 – 200k/xe. Hoặc đi đâu đông bạn có thể đi taxi. Hay đi xe bus: Khi di chuyển sang các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, ngoài việc thuê xe máy các bạn có thể bắt xe bus từ đường Lê Hồng Phong (sau lưng Bảo tàng, đối diện trường THPT chuyên Nguyễn Du). …

Nghỉ ngơi và ăn uống tại Buôn Ma Thuột:

Ở đây có rất nhiều dịch vụ khách sạn/nhà nghỉ, home stay…tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào kinh phí của bạn. Nếu bạn muốn trải nghiệm cùng người dân nơi đây bạn có thể chọn home stay. Hoặc muốn không gian yên bình có tầm view đẹp bạn có thể chọn khách sạn…Tuy nhiên đây chỉ áp dụng với những bạn đi du lịch Tây nguyên tự túc, ngược lại nếu bạn đi theo tour du lịch Tây Nguyên trọn gói cùng du lịch Quốc Tế Đại việt thì dịch vụ đã có công ty lo hết cho bạn, và có xe đưa đón tại các điểm tham quan, nên bạn chỉ xách ba lo lên đi.

Những địa chỉ quán ăn bạn nên biết trước khi đi:

Thịt rừng nướng ở quán Tú Nhi, trên đường Ngô Quyền.Quán Cà Te sô 158 Lê Thánh Tông, các bạn nên thử món bò nhúng me.Lẩu mắm ở số 72 đường Phan Chu Trinh.Lẩu bò trên đường Bà Triệu.Làng Cà phê Trung Nguyên vào tối thứ 7 và tối Chủ nhật hàng tuần có buffet đặc sản Tây Nguyên….và còn nhiều điều thú vị hơn thế đang chờ bạn đến khám phá.

Những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Gia Lai

Biển hồ còn gọi là hồ Tơ Nưng: Từ thành phố Pleiku đi theo Quốc lộ 14 về phía Kon Tum, được ví như đôi mắt Pleiku, đường dẫn vào biển hồ rất đẹp.

Núi Hàm Rồng: Còn gọi là núi Chư H’rông ở thành phố Pleiku, có thể lên đỉnh núi, ngắm thành phố vào sáng sớm rất đẹp, đường lên núi có nhiều hoa dã quỳ, nếu đi vào tầm cuối năm thì tuyệt đẹp.

Chùa Minh Thành: Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc kiểu Đài Loan, nằm ở số 14 Nguyễn Viết Xuân, điểm nổi bật là một tòa tháp lớn ở trong khuôn viên đồ sộ của chùa.

Thác Phú Cường: Nằm ở huyện Chư Sê, cách thành phố Pleiku 40km, là thác nước cao nhất Tây Nguyên, chảy trên nền nham thạch của ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, chảy trên độ cao 45m.

Ngoài ra còn có những điểm tham quan nổi tiếng như: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đồi thông Hà Tam, thác Lệ Kim, thác Xung Khoeng, thủy điện Yaly…

Đặc sản Gia Lai

Phở khô Gia Lai: Món ăn được nhắc tới khá nhiều khi đến đây, còn được gọi là phở hai tô vì bánh phở và nước dùng được để riêng thành hai bát, sợi phở không giống phở miền Bắc mà hơi giống hủ tiếu ở miền Nam, đặc sắc.

Bún mắm cua: Múi vị đậm đà, có thể sẽ không quen với nhiều người, nước dùng là nước lọc cua được ủ lên men một ngày nên có mùi vị khác biệt so với các loại bánh đa cua, bún riêu cua thông thường.

Canh lá bép: Loại lá này có vị ngọt lợ nên còn gọi là lá mì chính, lá bép có thể nấu canh cua, nấu cá.

Cá chua: Đây là món ăn được làm từ cá niệng, gần giống với cá trôi, sống ở suối, cá được làm sạch, tẩm gia vị rồi cho vào ống nứa nút kín rồi gác bếp hoặc dưới mái nhà, sau vài ngày đợi thịt cá lên men là mang ra thưởng thức.

Bò một nắng chấm muối kiến vàng: Còn gọi là bò một nắng hai sương, điểm đặc biệt là thịt bò được chấm với muối kiến vàng, loại muối có một không hai làm từ kiến của rừng Ayun, Krong Na, nói chung là ngon và đặc biệt.

Phương tiện di chuyển ở Gia Lai

Đi lại trong thành phố Pleiku và các khu vực lân cận, các bạn có thể đi taxi, thuê xe máy, xe buýt, nhóm lớn thì đi thuê ô tô đi là tốt nhất.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống ở Pleiku

Ở đây rất nhiều khách sạn đẹp có giá từ 300 – 500k/phòng, nơi sầm uất nhất là phương Diên Hồng có chợ lớn nhất Pleiku, muốn tìm nhà nghỉ giá rẻ thì đến khu vực bến xe Đức Long ở đường Lý Nam, muốn khách sạn tiện nghi thì bạn có thể đến khu trung tâm, đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Phạm Văn Đồng.…

Dịch vụ ăn uống ở Pleiku:

Buổi sáng bạn có thể thưởng thức món bánh xeo bà Tám: Ngã tư Trần Bình Trọng với Lê Hồng Phong ăn cực ngon. Phở khô là một đặc sản của Pleiku, các bạn có thể thưởng thức món này ở phở Hồng đường Nguyễn Văn Trỗi, Tàu Lí đường Trần Phú, Ngọc Linh đường Sư Vạn Hạnh, Ngọc Sơn đường Hùng Vương. Buổi chiều bạn có thể ghé công viên Diên Hồng tìm các món ăn vặt hoặc các loại bánh trái ở khu vực Lý Thái Tổ. Hay ăn nem lụi ở quán bà Sáu trên đường Cao Bát Quát và bún thịt nướng trên đường Nguyễn Trãi. Buổi tối có thể ăn mì Quảng, bánh ướt, bánh bèo bột lọc trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ăn chân gà nướng trên đường Hùng Vương (trước cửa Bưu Điện).Quán cà phê trên tầng cao nhất của khách sạn Hoàng Anh Gia Lai là một địa điểm tuyệt vời để ngắm toàn cảnh thành phố Pleiku.Cafe cóc trên đường Trần Hưng Đạo và Trần Phú, Hoàng Hà trên đường Nguyễn Văn Trỗi cảm nhận cái không khí trong lành và thưởng thức những ẩm thực hấp dẫn.

Những địa điểm bạn nên biết khi đi du lịch Kon Tum:

Nhà thờ gỗ Kon Tum: Chính là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum nằm ở đường Nguyễn Huệ, nằm ngay trung tâm thành phố, được xây từ năm 1913, một công trình tôn giáo nhưng mang đậm nét của núi rừng Tây Nguyên.

Cầu treo Kon Klor: Cây cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăkbla, xung quanh là làng mạc và những bãi mía, ruộng ngô, đồng lúa. Bên cạnh cầu treo là nhà rông văn hóa thuộc phường Thắng Lợi, là nhà rông truyền thống lớn nhất Tây Nguyên. Làng Kon K’Tu cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Đông, chủ yếu là người dân tộc Ba Na sinh sống. Hiện nay, nơi đây vẫn duy trì được những đội cồng chiêng, đội múa Xoang cùng lễ hội và nếp sinh hoạt truyền thống.

Nhà ngục Kon Tum: Nếu đi từ đường Phan Đình Phùng (thành phố Kon Tum) về phía Tây Nam khoảng 1km bạn sẽ đến khu di tích, đây là nơi thực dân Pháp giam giữ những tù chính trị, chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Khu du lịch sinh thái Măng Đen: nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 50km, được coi như Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn, có diện tích khoảng 4 nghìn ha rừng thông rất thích hợp để nghỉ dưỡng.

Chùa Bác Ái: Được xây năm 1932 trên ngọn đồi trước là rừng thông già, dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sắc phong “Sắc từ Bác ái tự”.

Tòa giám mục Kon Tum: Với lối kiến trúc phương Tây và nền văn hóa bản địa, điểm nhấn là căn nhà truyền thống được coi như bảo tàng về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa của các dân tộc đang sinh sống ở nơi đây.

Phương tiện di chuyển ở Kon Tum:

Để di chuyển trong Kon Tum hoặc đi chơi ra các khu vực xung quanh các bạn có thể thuê xe máy, ô tô hoặc taxi. Để thuận tiện cho việc tham quan ngắm cảnh bạn nên đi xe máy, để ngắm nhìn khung cảnh bao la.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Kon Tum:

Thành phố Kon Tum hiện là điểm du lịch đang phát triển mạnh nên các dịch vụ nghỉ dưỡng rất đẹp, nằm ngay tại trung tâm nên rất thuận tiện cho kì nghỉ của bạn, giá phòng giao động từ 500-800k/phòng đôi nằm ngay đầu cầu Đak Bla…

Du lịch Kon Tum nên ăn những gì?

Nếu bạn lựa chọn lưu trú tại homestay trong các làng văn hóa thì nên thưởng thức các món nướng ống tre hay cơm lam, uống rượu cần. Tùy tùng vúng mà các dân tộc sinh sống sẽ có những ẩm thực đặc trưng riêng, Ví dụ như dân tộc R’Mâm có món Cá gỏi kiến vàng, dân tộc B’Râu có món lá mì muối chua, gà rừng trộn lá mí, lá mì nấu cá khô…, người Giẻ Triêng có món thịt chuột đồng nước hoặc gác bếp, cá chua…

Bên cạnh đó còn có những đặc sản đặc trưng của Tây Nguyên như: Rượu cần, cơm lam, gà nướng, heo rẫy, cá suối, rau rừng… đặc biệt với món gỏi lá được làm từ 40 loại lá, có những loại phải lên rừng lấy gói
Vậy trên đây là những kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên đầy đủ nhất, mà GrandViet Tour muốn chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn có một kì nghỉ trọn nhất tại Tây Nguyên.

DMCA.com Protection Status