Du lịch Hội An đẹp nhất vào mùa nào?
Bạn muốn tham dự đêm phố cổ, hãy ghé thăm nơi đây vào ngày rằm hàng tháng. Cứ mỗi ngày 14 âm lịch, phố cổ sẽ tắt hết đèn và được thắp sáng với ánh đèn lồng lung linh, đủ màu sắc. Trong ngày này, những con đường ở phố cổ, hai bên bờ sông Hoài tràn ngập giai điệu của những bài hát cổ truyền, các hoạt động – trò chơi dân gian, và tất nhiên là không thể thiếu những món ăn truyền thống hấp dẫn.
Phương tiện đi đế Hội An
Máy bay: Hiện nay các hãng bay đều có chặng đến Đà Nẵng. Bạn mua vé máy bay đi Đà Nẵng rồi tiếp tục hành trình đến Hội An.
Tàu hỏa: Cũng tương tự như đi máy bay, nếu đi bằng tàu hỏa, bạn sẽ dừng chân tại ga Đà Nẵng hoặc ga Trà Kiệu. Hành trình đi từ TP.HCM hoặc Hà Nội đến Đà Nẵng sẽ mất 15 – 20 giờ, bạn có thể chọn ghế ngồi hoặc nằm.
Từ Đà Nẵng, bạn có thể đến Hội An là bằng taxi hoặc xe máy, xe buýt.
Taxi: Rất dễ dàng để bắt taxi tại sân bay Đà Nẵng và chỉ mất 45 – 55 phút để bạn di chuyển đến Hội An. Chi phí cho một chuyến taxi có giá 350.000 – 450.000 VND, tùy hãng và loại xe. Tốt nhất bạn chú ý nên thống nhất giá cả với lái xe ngay từ đầu, không cần thiết sử dụng cách tính cước bấm đồng hồ.
Xe buýt: Nếu bạn muốn tiết kiệm thì bạn nên cho loại phương tiện này, hay thích du lịch bụi, bạn có thể bắt xe buýt số 1 (Bến xe trung tâm Đà Nẵng – bến xe Hội An) với giá chỉ 25.000 VND/ lượt.
Xe máy với hai tuyến đường chính:
Đi theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, rẽ vào Vĩnh Điện. Đi hướng này bạn sẽ ghé thăm được Tháp Chàm Bằng Anh.
Đi qua cầu sông Hàn, theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An. Tuyến đường này sẽ thuận tiện cho bạn nào muốn kết hợp tham quan Ngũ Hành Sơn.
Phương tiện tham quan tại Hội An.
Xe đạp: Một số khách sạn ở Hội An sẽ có xe đạp miễn phí cho khách thuê, hoặc cho thuê với giá khoảng 40.000 VND/ ngày.
Xích lô: Nếu xích lô ở thành phố là điều hiếm hoi thì ở Hội An, phương tiện này vẫn là một hình ảnh đặc trưng. Bạn có thể đón xích lô ở Hội An tại đường Phan Châu Trinh, Tần Phú với giá 150.000 VND/ giờ/ xe.
Taxi: Hội An có các hãng taxi quen thuộc là Mai Linh, Taxi Hội An, Faifo.
Tàu, thuyền: Dành cho một chuyến tham quan đậm chất phố cổ thì đừng bỏ qua cơ hội đi thuyền trên sông Hoài hoặc sông Thu Bồn. Bạn có thể dễ dàng đón thuyền ngay tại bến sông ở trung tâm phố cổ
Du lịch Hội An tham quan những đâu, chơi những gì?
Hội quán Phúc Kiến hiện tại nằm trên đường Trần Phú tương truyền tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697, qua nhiều lần trùng tu và cải tổ nay đã có được diện mạo mới, khang trang và rực rỡ hơn.
Hội Quán Quảng Đông khởi công vào năm 1885, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Đức Khổng Tử. Tuy nhiên sau năm 1911 được chuyển sang thờ Quan Công cùng Tiền Hiền. Kiến trúc của hội quán được đánh giá cao nhờ sự kết hợp hài hòa trong phong cách trang trí cũng như kết cấu vững chắc, bề thế lạ kì. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia. Hiện tại hội quán nằm trên đường Trần Phú.
Hội quán Triều Châu còn có cái tên chùa Âm Bổn, được xây dựng vào năm 1845. Nơi đây để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Các nhà cổ
Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa
Nhà Cổ Tấn Ký
Chùa cầu được người Nhật xây dựng từ thế kỉ XVII với mục đích cầu cho quốc thái dân an. Chất liệu của cây cầu hoàn toàn bằng gỗ, tuy nhiên được sơn son và trạm chổ theo phong cách kiến trúc Việt. Đến nay, Chùa Cầu là một trong những biểu tượng đặc trưng cho thành phố Hội An. Sau khi thăm thú quanh phố cổ, thì đây là nơi để bạn thoải mái sống ảo, tận hưởng phong cảnh tuyệt đẹp của Phố Hội.
Thả đèn hoa đăng
Du thuyền trên sông buổi tối
Ăn gì khi đi du lịch hội An.
Địa chỉ ăn nổi tiếng là: Bánh mì Phượng: 2B Phan Chu Trinh và Bánh mì Madam Khánh: 115 Trần Cao Vân.
Bánh xèo
Cao lầu
Đây là một món ăn gắn liền với chiều dài lịch sử của phố cổ Hội An. Theo người dân nơi đây kể lại, cao lầu ra đời từ thế kỷ 17, thời chúa Nguyễn. Cho đến bây giờ, món ăn này vẫn được chế biến theo công thức cổ từ xưa, rất cầu kì và tinh tế. Màu vàng óng của sợi mì có được nhờ trộn với củi tràm lấy từ Cù Lao Chàm. Không chỉ có vậy, sợi mì cao lầu còn cần vượt qua nhiều lần xử lý khác để có được chất lượng tốt nhất, cao lầu gần giống một món trộn, kèm với giá trụng, rau sống, thịt xá xíu, tóp mỡ.
Cơm gà Hội An
Bánh đập – Hến xào
Bánh đập là món bánh độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng khô và ướt. Khi ăn thì phải đập nhẹ để hai loại bánh dính vào nhau.
Mì Quảng
Nước Mót
Lần nào ghé đến phố Hội An cũng phải giải nhiệt bằng một ly nước Mót “mát lạnh”, mang hương vị sả và thảo mộc mà giá lại cực “hạt dẻ” với 10 nghìn đồng thôi.
Mua gì làm quà khi đi du lịch Hội An.
Các loại bánh bạn có thể mua về làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai
Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm. Và còn nhiều đồ hấp dẫn hơn thế như: Đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm, đồ đá…