Đến năm 1654, Lạt Ma đời thứ 5 mới cho xây dựng lại cung Potola. Công trình này được xây dựng trong 50 năm mới có được quy mô đồ sộ như hiện nay. Bên ngoài cung Potola cao 110 mét với 13 tầng. Cung Potola có kết cấu bằng đá và gỗ, toàn bộ tường cung được ốp bằng đá hoa cương, dày, móng được thiết kế vững chắc, tường được gia cố vững chắc nằm sâu xuống dưới nhiều lớp đất đến tầng nham thạch và còn được đổ nước thép vào trong phần giữa các lớp để làm tăng tính tổng thể và khả năng chông chấn động của kiến trúc. Mái của cung điện được trang trí bằng vàng trông xa rất bắt mắt, cho tới nay dù đã trải qua biết bao nhiêu thời gian, nhưng cung điện Potola vẫn mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Cung điện Potola có các điện chính là Bạch Cung, Hồng Cung và dãy phòng được sơn màu trắng của các nhà sư. Trước Hồng Cung là đài phơi tượng và tranh ảnh Phật được sơn màu trắng. Nếu bạn đi du lịch Trung Quốc vào dịp tết bạn hãy ghé đây để trải nghiệm một không gian phật giáo linh thiêng, nhất là những bức tranh Phật đặc biệt có tấm thảm Phật khổng lồ thường được treo trưng bày.
Hồng cung là chủ thể của lối kiến trúc nàu và là điện linh tháp của các đời Lạt Ma và Phật đường. Trong đó điện linh tháp của Đạt Lai đời thứ 5 Phosang chia là được xây dựng cầu kỳ nhất. Linh tháp cao gần 15 mét, móng vuông, mái tròn chia thành ba phần là tọa tháp, binh tháp, đỉnh tháp. Đại Lạt sau khi qua đời được đặt tại bình tháp cùng với hương liệu và hoa hồng. Thân tháp được bọc bằng vàng quỳ, tổng cộng sử dụng 3.724 kg vàng và 15.000 hạt kim cương, đá quý xanh đỏ, bích ngọc, ngọc chân châu, mã não.
Nơi đây ngoài các bức bích họa, cung điện Potola còn cất giữ hơn 10 cuộn tranh từ thế kỷ thứ 17 đến nay, và nhiều tấm đá khắc, gỗ khắc, tượng đất nghệ thuật và nhiều đồ mỹ nghệ truyền thống của dân tộc Tây Tạng cũng được trưng bày tại đây. Tất cả những kiến trúc hay đồ vật đều có ý nghĩa sâu sắc và ý nghĩa lịch sử về sự đi lại, giao hữu giữa các dân tộc nhà Hán và dân tộc Tây Tạng trong suốt những năm qua.