Bạn sẽ sống ra sao nếu trời cứ mưa suốt ngày tháng, trong năm chỉ rất hiếm hoi mới được sống dưới trời nắng và khô ráo? Chắc hẳn công việc và cuộc sống của chúng ta sẽ khó khăn và vất vả lắm! Với những người sống trong điều kiện thời tiết bình thường như chúng thì sẽ nghĩ vậy. Nhưng bạn có biết rằng trên trái đất có rất nhiều người phải sống thường xuyên dưới những cơn mưa triền miên không?
Mới đây một nhà nhiếp ảnh người New Zaland đã công bố một bộ ảnh mà ông chụp được tại vùng đất của những cơn mưa – Meghalaya, Ấn Độ. Qua bộ ảnh mà Amos Chapple chụp lại đã thể hiện được sự chân thật trong cuộc sống tại nơi đây.
Là một bang tại phía đông bắc của Ấn Độ, Meghalaya có diện tích khoảng 22,429 km2 với dân số khoảng 3 triệu người. Tại vùng này diện tích rừng chiếm đến 70% và như đã nói ở trên, lượng mưa lên đến 1200 cm/năm. Nơi đây được mệnh danh là “khu vực ẩm ướt nhất trên thế giới”.
Là một bang tại phía đông bắc của Ấn Độ, Meghalaya có diện tích khoảng 22,429 km2 với dân số khoảng 3 triệu người. Tại vùng này diện tích rừng chiếm đến 70% và như đã nói ở trên, lượng mưa lên đến 1200 cm/năm. Nơi đây được mệnh danh là “khu vực ẩm ướt nhất trên thế giới”.
Trong 3 triệu dân sống tại đây thì đa số là người Khasi (khoảng 40% dân số) sau đó là người dân tọc Garos và người dân tộc Jaintia. Những dân tộc này sống ở đây hơn 2 thiên niên kỷ nay, sống theo chế độ mẫu hệ. Vì vậy mà những người ở Meghalaya được gọi với tên là bộ tộc mẫu hệ.
Những cơn mưa kéo dài ở Meghalaya là do dòng khí ẩm từ đồng bằng nước của Bangladesh di chuyển lên phía Bắc. Và những đám khí ẩm tạo thành mây bay qua những ngọn đồi của Meghalaya gây mưa liên tục vì nhiệt độ giảm.
Những cơn mưa kéo dài ở Meghalaya là do dòng khí ẩm từ đồng bằng nước của Bangladesh di chuyển lên phía Bắc. Và những đám khí ẩm tạo thành mây bay qua những ngọn đồi của Meghalaya gây mưa liên tục vì nhiệt độ giảm.
Cư dân tại Meghalaya đã nghĩ ra một loại áo mưa rất tiện dụng để thích nghi với những cơn mưa liên tục ở vùng này. Áo mưa này có tên gọi là Knups với hình giống giống chiếc thuyền nhỏ được chế tạo từ tre và là chuối.
Với lượng mưa cực kỳ lớn thì việc sạt lở là không thể tránh khỏi đối với địa hình đồi núi tại Meghalaya. Vì thế để giữ cho giao thông không bị ách tắc, chính quyền nơi này đã thuê người dân với 2,5$/ ngày để giữ con đường trong mùa mưa lớn vào tháng 6, tháng 7.
Với lượng mưa cực kỳ lớn thì việc sạt lở là không thể tránh khỏi đối với địa hình đồi núi tại Meghalaya. Vì thế để giữ cho giao thông không bị ách tắc, chính quyền nơi này đã thuê người dân với 2,5$/ ngày để giữ con đường trong mùa mưa lớn vào tháng 6, tháng 7.
Ở Meghalaya có những điều vô cùng đặc biệt như những cây cầu, những bậc thang lên xuống trong rừng được tạo thành từ các rễ cây gỗ “Sống”. Từ rất lâu những rễ cây Đa, cây Sĩ và nhiều loại cây khác đã được người dân nơi đây bện vào với nhau, tạo thành hình và trải qua hàng thế kỷ nó đã lớ thành những cây cầu…những tuyệt tác của bàn tay con người.
Cuộc sống ở Meghalaya còn khá lạc hậu, họ còn có những phiên chợ dưới mưa. Những phiên chợ này là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân nơi đây.
Tuy rằng mưa kéo dài nhưng cuộc sống vẫn luôn tiếp tục với họ. Với con người, không một khó khăn nào chúng ta không thể vượt qua để sống tiếp!
Tuy rằng mưa kéo dài nhưng cuộc sống vẫn luôn tiếp tục với họ. Với con người, không một khó khăn nào chúng ta không thể vượt qua để sống tiếp!
Tham khảo thêm >>> Tour du lịch Ấn Độ chất lượng nhất hiện nay