Vài nét về chùa Phật Ngọc Thượng Hải
Ngôi chùa Phật Ngọc cổ kính tọa lạc tại số 170 đường Giang Ninh, quận Phổ Đà, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là một ngôi chùa linh thiêng, nơi thờ phụng vị Phật Ngọc. Nơi đây được xem là một trong mười địa điểm thu hút nhiều du khách nhất tại Thượng Hải.
Giữa lòng khu phố nhộn nhịp và sang trọng, chùa Phật Ngọc toát lên vẻ đẹp thanh bình giữa không gian huyên náo. Đây là địa điểm lý tưởng cho những du khách tìm kiếm sự yên tĩnh, muốn thoát khỏi bộn bề của cuộc sống.
Lịch sử ngôi chùa Ngọc Phật
Vào năm Quang Tự thứ 8, tức năm 1882 dưới triều đại nhà Thanh, một vị đại sư tên là Huigen đã thực hiện chuyến hành trình tới núi Ngũ Đài, đi qua Nga Mi, đến Tây Tạng và tiếp cận với giáo lý Phật giáo Ấn Độ. Sau khi tham gia lễ hội tôn vinh Đức Phật, vị đại sư đã ghé thăm Miến Điện, và trong quá trình di chuyển qua Thượng Hải, ông đã để lại hai bức tượng: một tượng Phật ngồi và một tượng Phật nằm. Để bảo quản hai tác phẩm này, ông đã cho xây dựng một ngôi chùa tại thị trấn Jiangwan để phục vụ việc thờ phụng, và đặt tên cho nó là chùa Ngọc Phật.
Đến năm 1918, chùa Phật Ngọc đã bị phá hủy bởi chiến tranh, nhưng sau đó đã được khôi phục để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân theo đạo Phật, mặc dù có những thời điểm chùa không hoạt động. Đến tháng 10 năm 1976, chùa Ngọc Phật đã chính thức mở cửa trở lại để hoạt động liên tục, trở thành nơi sinh hoạt và tu hành của nhiều nhà sư và tăng lữ.
Hiện nay, chùa Phật Ngọc Thượng Hải là địa điểm diễn ra nhiều nghi lễ và sự kiện Phật giáo trong năm tại thành phố này.
Thời điểm tốt nhất để đến tham quan chùa
Để có chuyến du lịch Trung Quốc và tham quan chùa Phật Ngọc Thượng Hải một cách trọn vẹn nhất, thời gian lý tưởng để tham quan là từ tháng 5 đến tháng 10. Thời gian này thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu, thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan.
Bạn không nên tham quan chùa Phật Ngọc vào những kỳ lễ lớn của Trung Quốc như Quốc Trung Khánh và tết Nguyên Đán vì đây là thời điểm du khách từ nhiều nơi đổ về tham quan ngôi chùa để cầu nguyện bình an dịp đầu năm.
Khám phá vẻ đẹp của chùa Phật Ngọc
Điểm nhấn của ngôi chùa là sự linh thiêng và nổi tiếng cho ngôi chùa này chính là hai bức tượng Phật được tạc từ ngọc bích trắng trong hai tư thế khác nhau. Bức tượng thứ nhất đó chính là tượng Phật nằm trong tư thế nhập niết bàn. Bức tượng này dài 96cm được chạm khắc vô cùng tinh xảo và thể hiện được nhiều nét uy nghiêm của Đức Phật. Còn có thêm một bức tượng Phật Thích Ca lớn hơn tạc trong tư thế ngồi, cao 190cm, rộng 130cm. Bức tượng này nặng hơn 1 tấn và được nạm thêm nhiều kim cương và đá quý tạo thêm nhiều nét đẹp rất riêng của bức tượng Phật. Bức tượng được đặt tại lầu Phật Ngọc ở chính điện – Một gian chùa được xây dựng bằng gỗ đen và chạm khắc công phu tạo nên một không gian trang nghiêm.
Tượng Phật Ngọc linh thiêng
Tượng Phật Ngọc, còn được gọi là “Phật Ngọc Lục Bảo”, chính là linh hồn, là báu vật vô giá và là điểm nhấn đặc biệt nhất của Chùa Phật Ngọc. Tượng Phật tọa lạc uy nghi trên bệ cao, thu hút mọi ánh nhìn bởi vẻ đẹp thanh tao, tinh tế và toát lên nguồn năng lượng bình an, từ bi.
Tượng được chế tác từ một khối ngọc bích nguyên khối quý hiếm, cao hơn 1,9 mét. Tượng Phật được tô điểm bằng những viên ngọc lục bảo, đá quý lấp lánh, càng tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, thiêng liêng. Đứng trước tượng Phật Ngọc, du khách không chỉ cảm nhận được sự thanh tịnh mà còn được truyền cảm hứng về lòng từ bi, trí tuệ và sự giác ngộ.
Điện Đại Hùng – Tọa lạc tại tòa nhà chính của chùa Phật Ngọc
Nằm ở vị trí trung tâm của tòa nhà chính Chùa Phật Ngọc, Điện Đại Hùng hiện lên với kích thước 30 mét chiều dài và 25 mét chiều rộng, thể hiện rõ nét kiến trúc cung điện hai tầng theo phong cách thời Tống. Từ bên ngoài nhìn vào, điện mang đến vẻ đẹp thanh thoát nhưng vẫn duy trì sự trang nghiêm và cổ kính. Khi bước vào bên trong, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thông thoáng và ngập tràn ánh sáng.
Những bức tranh sống động mô tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc Ngài ra đời được tái hiện một cách tinh tế trên các bức tường. Hai bên chánh điện có hai mươi tượng thần hộ pháp đứng uy nghiêm để bảo vệ cho Phật pháp và giữ gìn sự thanh tịnh của không gian linh thiêng này.