Nguồn gốc của lễ hội ném Cà chua ở Tây Ban Nha
Lễ hội cà chua được tổ chức trùng với ngày thánh Luis Bertran – vị thần hộ mệnh của thành phố, và Đức mẹ đồng trinh Mare de Déu dels Desemparats. Đây là một truyền thống rất phổ biến ở Bunol kể từ những năm 1944, 1945. Và nó từng bị cấm trong thời kỳ độc tài Francisco Franco với lí dokhông có ý nghĩa về mặt tôn giáo. Tuy nhiên, đến năm 1970, khi Franco chết đi thì lễ hội này lại được tổ chức trở lại. Lễ hội trở thành một nghi thức được người dân địa phương sử dụng nhằm cầu nguyện cho một mùa màng bội thu sắp tới và cũng là ngày vinh danh vị thánh hộ mệnh của thành phố- Luis Bertran và Mare de Deu dels Desemparats – tước hiệu của Đức mẹ đồng trinh Maria.
Không ai biết nguồn gốc và mục đích thực sự của lễ hội là gì. Có giả thuyết cho rằng truyền thống này bắt đầu từ tục lệ ném cà chua vào đoàn người diễu hành trong các lễ hội để trêu chọc, phản đối những ca sĩ tồi. Một giả thuyết khác có vẻ thuyết phục hơn là lễ hội này bắt đầu từ khi người dân trong thị trấn bất bình trước cách thức điều hành của chính quyền nơi đây và bắt đầu ném cà chua vào các quan chức để phản đối.
Dần dần, hình thức này được phát triển thành lễ hội, và thực sự nổi tiếng sau khi được phát sóng trên truyền hình Tây Ban Nha. Và cho dù có nhiều ý kiến khác nhau và lễ hội này đã bắt đầu như thế nào đi nữa, nó vẫn trở thành một truyền thống được hưởng ứng nhiệt tình và được mọi người vui vẻ tổ chức năm này qua năm khác. Bên cạnh đó, cũng có không ít những lời phê phán xung quanh lễ hội cà chua La Tomatina, chủ yếu là chỉ trích lễ hội là một sự lãng phí thực phẩm quá lớn.
Sự hấp dẫn của Lễ hội cà chua Tây Ban Nha
Hàng năm, thị trấn nhỏ Bunol, vốn chỉ có số dân khoảng 9.000 người, nhưng lại đón 20.000 tới 40.000 du khách tới tham gia lễ hội cà chua. Do thị trấn này không thể đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của số lượng du khách khổng lồ nên nhiều người lựa chọn ở thành phố Valencia cách đó 38km và đi xe buýt hoặc tàu hỏa tới Bunol vào sáng sớm để tham gia vào cuộc chơi.
Lễ hội thu hút hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để tham gia vào một “cuộc chiến” vô hại và vô cùng vui vẻ, với hơn một tấn cà chua chín mọng được tung ném trên các đường phố. Trước năm 2013, có tới 40.000 đến 50.000 người từ khắp nơi đến để tham gia cuộc chiến cà chua khổng lồ này, trong khi đó, dân số thị trấn Bunol chỉ là 9.000 người. Kể từ năm 2013, số lượng người tham gia đã được giới hạn, và chỉ có 20.000 người may mắn được tham gia lễ hội này mà thôi.
Lượng khách du lịch tới thị trấn Bunol vào thời điểm lễ hội diễn ra tăng chóng mặt. Vì lễ La Tomatina bán vé nên hầu hết mọi người muốn tham gia vào “trận đại chiến cà chua” phải đặt vé qua mạng trước cả tháng. Ngoài ra, vì chỗ ở có giới hạn, hầu hết khách du lịch đều phải ở các vùng lân cận Valentica, cách Bunol tầm 38km, và đi xe bus hay tàu điện ngầm vào thị trấn Bunol.
Vào những ngày diễn ra lễ hội ném cà chua, người dân ở đây phải che chắn, bảo vệ nhà cửa để tránh bị thiệt hại nhất có thể. Các cửa hàng, toà nhà 2 bên đường phải căng phông màn để tránh các cơn mưa cà chua. Những người tham gia thì chọn cho mình bộ đồ thích hợp để sau trận chiến cà chua vui vẻ có thể vứt chúng vào sọt rác. Lực lượng xe tải được huy động để chở hơn 1 tấn cà chua chín mọng từ thị trấn lân cận Extremadura phục vụ cho lễ hội. Còn những chiếc xe chữa cháy sẵn sàng làm nhiệm vụ dọn sạch toàn bộ thị trấn ngay khi lễ hội kết thúc.
Có ít nhất 150 tấn cà chua được hơn 20.000 người sử dụng làm “vũ khí” trong cuộc “hỗn chiến” đồ ăn lớn nhất thế giới, diễn ra hàng năm ở Tây Ban Nha. Năm 2018 là lần thứ 73 diễn ra lễ hội này.
Lễ hội ném cà chua lớn nhất châu Âu đã có lịch sử 73 năm.
Trong một tuần diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều chương trình âm nhạc, những buổi diễu hành và bắn pháo hoa. Vào đêm trước ngày diễn ra hội ném cà chua, những người đến dự sẽ tham gia vào một cuộc thi nấu cơm đặc biệt: cơm thập cẩm paella.
Tham khảo tour
Lễ hội ném cà chua diễn ra như thế nào?
Mọi người hào hứng cầm cà chua trong tay tung hứng, ném vào nhau, vừa ném, họ lại vừa hò hét trong vui vẻ. Tất cả được khuyến khích mang kính che mắt và đeo găng tay. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, những người tham gia phải bóp nát quả cà chua trước khi ném vào người khác. Không ai được phép mang những vật có thể gây hại cho người khác vào kễ hội như chai lọ thuỷ tinh, vật dụng bằng sắt… Việc xé quần áo của người khác trong lễ hội cũng bị lên án vô cùng gay gắt.
Trận chiến ồn ào, hỗn loạn với cà chua này sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 2 giờ. Người ta ném cà chua vào nhau, và vào những chiếc xe tải đang ùn ùn đổ về mang theo những đống cà chua lớn. Những con đường trong thị trấn bị nhuộm đỏ tươi, cà chua dính bê bết trên mặt, trên người, trên nhà cửa, phố xá. Cuộc chơi kết thúc khi khẩu thần công lại vang lên tiếng nổ lần nữa.
Ngay sau đó, các xe cứu hỏa sẽ có nhiệm vụ dùng vòi rồng để làm sạch “sốt cà chua” trong thị trấn. Không ai còn được phép ném cà chua trên phố nữa. Công cuộc dọn dẹp vệ sinh thị trấn ngay lập tức bắt đầu với những chiếc xe chữa cháy tiến vào phun nước lên tất cả các con đường. Còn những người tham gia đổ về con sông Bunol, trầm mình tắm rửa, gột sạch lớp cà chua trên người.
Lượng cà chua được sử dụng trong lễ hội vô cùng lớn với hơn 100 tấn. Thường cà chua dùng phục vụ cho cuộc chiến ném cà chua có giá thành rẻ hơn, được lấy từ thị trấn lân cận Extremadura và chất lượng không tốt bằng cà chua dùng để chế biến. Các xe chữa cháy sẵn sàng làm nhiệm vụ dọn sạch toàn bộ thị trấn ngay khi lễ hội kết thúc. Lực lượng cảnh sát cũng được huy động nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trước, trong và sau lễ hội, tránh những tình huống gây thương vong.
Ngoài ra, cà chua cũng là chất làm sạch tự nhiên. Người Tây Ban Nha cho rằng, sau khi tham dự lễ hội, những tạp chất sẽ được gột sạch. Nhiều người có thể lo ngại về chuyện dọn dẹp bãi chiến trường sau trận hỗn chiến, nhưng chỉ khoảng một giờ đồng hồ, đội cứu hỏa địa phương đã nhanh chóng làm sạch thị trấn như chưa từng diễn ra một cuộc chiến ném cà chua nào.
Có nhiều ý kiến khác nhau về lễ hội này, nhiều người cho rằng lễ hội là một sự lãng phí thực phẩm quá lớn. Nhưng đến nay lễ hội vẫn được xem là nét văn hóa truyền thống, một hoạt động lành mạnh ở thị trấn Bunol và được hưởng ứng nhiệt tình từ năm này qua năm khác. Một vài quốc gia khác đã sao chép lại lễ hội này như Colombia, Trung Quốc. Bangalore và Ấn Độ cũng từng tổ chức cuộc chiến ném cà chua nhưng sớm bị dẹp vì gây ra làn sóng tranh cãi về việc sử dụng thực phẩm lãng phí.
Một số lưu ý khi tham gia lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha
Quy định của lễ hội cà chua
Khi tham gia lễ hội, người chơi không được mang chai lọ hoặc vật cứng vì chúng có thể gây tai nạn và tổn thương cho người khác. Không được xé áo của người khác. Phải ép cà chua mềm trước khi ném để làm giảm tác động và không làm người khác bị thương. Giữ khoảng cách an toàn với những xe tải chở cà chua. Dừng lại tất cả ngay mọi hành động sau khi nghe thấy tiếng súng báo hiệu kết thúc lễ hội.
Lời khuyên dành cho du khách tham gia lễ hội cà chua Tây Ban Nha
- Không nên đi giày kín vì đôi giày đó sẽ bị vứt vào sọt rác ngay sau khi lễ hội kết thúc, bạn cũng không nên mang dép xỏ ngón vì nó khiến bạn bị đau chân và rất dễ tuột trong khi tham gia lễ hội.
- Mang quần áo cũ, hoặc quần áo mà bạn sẽ không dùng chúng lần nữa, để dễ dàng vứt đi mà không hối tiếc khi kết thúc lễ hội.
- Nếu muốn chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc khó quên, hãy nhớ mang theo điện thoại hoặc máy ảnh chống nước.
- Trước khi tham gia hãy mang theo một chiếc kính giống như kính bơi có thể bịt kín và bảo vệ mắt, ngoài ra bạn cũng cần một thứ nào đó để lau sạch mắt, tốt nhất là nên để áo trong quần, phần dưới cùng của áo sẽ giúp bạn lau mắt.
Trên đây là những điều đặc biệt về lễ hội ném cà chua vô cùng thú vị ở Tây Ban Nha. Bạn có thấy quốc gia vùng bán bảo Iberia đầy thú vị phải không? Hãy lên lịch trình của mình và khám phá Châu Âu ngay thôi!
Nếu bạn đang quan tâm tới các tour du lịch Châu Âu mùa thu hãy liên hệ ngay với Du Lịch Quốc Tế Đại Việt qua hotline 0904 19 6969 hoặc 0243 7474 138 để được tư vấn nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chúc bạn có một hành trình tuyệt vời!!! |
Để lại số điện thoại GrandViet Tour tư vấn