Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng). Do đó nếu khách hàng bay ra Nội Bài muộn có thể không book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ.
11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên (Hàm Yên, Tuyên Quang).
14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô.
15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại Km0 của Hà Giang.
16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.
17h30:Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Yên Minh.
NGÀY 2: YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – MÈO VẠC – BẢO LẠC (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)
- Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá cung quanh nhà.
- Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.
- Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.
- Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.
Chiều: Tiếp tục thăm quan:
- Phố Cổ Đồng Văn đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ. Quý khách có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Café phố Cổ (chi phí tự túc).
- Chinh phục đèo Mã Pì Lèng dài 16km nối Đồng Văn với Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”.
- Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của Hẻm Tu Sản (hay còn gọi là hẻm vực Mã Pì Lèng hoặc hẻm vực sông Nho Quế) ở độ cao 1500m so với mực nước biển và độ sâu trung bình 800m – nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam.
- Du thuyền trên Sông Nho Quế: Lên thuyền ngược dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu sản, là hẻm vực sâu nhất của Việt Nam nằm trên dòng sông Nho Quế. Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua Hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng (Lưu ý: Chưa bao gồm chi phí thuyền 150.000đ/khách và chi phí đi xe ôm 200.000đ/khách).
NGÀY 3: BẢO LẠC – BẢN GIỐC – NGƯỜM NGAO – CAO BẰNG (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)
11h00:Ăn trưa tại Quảng Uyên. Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục lên xe đi Bản Giốc. Buổi chiều thăm quan:
- Thác Bản Giốc, thác có độ cao 53m, chia làm 3 tầng được coi là thác đẹp nhất Việt Nam và là thác lớn nhất Đông Nam Á. Đây là thác nước lớn thứ 4 trong top10 thác nước trên thế giới nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia.
- Thăm quan động Ngườm Ngao (động Hổ), một trong những hang động đẹp nhất không chỉ của Cao Bằng mà của cả miền Bắc.
- Thăm làng Rèn Phúc Sen với nghề làm dao nổi tiếng tại Quảng Uyên.
NGÀY 04: CAO BẰNG – PÁC BÓ – BA BỂ (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)
06h00:Trả phòng sau đó ăn sáng và lên xe khởi hành đi Pác Bó.
08h00: Đến Pác Bó, Quý khách thăm quan Khu di tích lịch sử Pắc Bó. Vào thăm nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945, đoàn chụp hình lưu niệm tại Suối Lê Nin – Núi Các Mác, thăm hang Cốc Bó.
10h00: Rời Pác Bó đi Ba Bể. Trên đường đi Quý khách ngắm nhìn những con đèo với cảnh đẹp của núi rừng như: đèo Tài Hồ Sìn, đèo Cao Bắc, đèo KhauKhang, đèo Gió.
12h00: Dừng xe nghỉ ngơi và ăn trưa trên Đèo Gió.
16h00: Đến Ba Bể, Nhận phòng tại nhà sàn của người Tày ven Hồ Ba Bể.
18h00: Ăn tối và nghỉ đêm tại Ba Bể. Buổi tối, Quý khách có thể lựa chọn giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại hoặc nghe biểu diễn hát Then của người Tày (chi phí tự túc).
NGÀY 05: HỒ BA BỂ – HÀ NỘI (ĂN SÁNG / TRƯA / – )
08h00: Quý khách bách bộ lên ra bến thuyền và xuống thuyền thăm quan Hồ Ba Bể vừa thư giãn ngắm cảnh hồ, tự do chụp hình và ghé thăm các điểm sau:
- Ao tiên: Ao Tiên nằm ở góc hồ ba của hồ Ba Bể, là một hồ nước nhỏ nằm lọt giữa một ngon núi nhô cao trên mặt hồ. Tương truyền là nơi xưa kia các vị thần tiên thường ngồi chơi cờ ở đây.
- Đền An Mạ: Đền nằm trên một ngọn núi nhỏ giữa lòng hồ. Tương truyền, trong chiến tranh phong kiến thời Lê – Mạc, các tướng nhà Mạc đã thất trận, chạy đến Động Puông rồi tuẫn tiết tại đó. Cảm kích tinh thần trung liệt, người dân đã dựng đền thờ họ Mạc, song lo bị quan quân nhà Lê phát hiện dẹp bỏ nên đã đổi tên thành Đền An Mạ. Hai từ “An Mạ” theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “mồ yên mả đẹp”, nơi yên nghỉ của các trung thần họ Mạc.
- Đảo Bà Góa – một hòn đảo nhỏ xinh xắn nằm ngay vị trí trong tâm của Hồ, gắn liền với sự tích hình thành của Hồ. Thuyền đi chậm một vòng quanh đảo để Quý khách chụp hình.
17h30: Về đến Hà Nội. Kết thúc chương trình. Tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách!