Tháp Nhạn được xây dựng trên núi nhạn ở độ cao 64m so với mặt nước biển. Tháp có hình tứ giác, với chiều cao 23,5m, thân tháp được xây to phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh, trên đỉnh là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa, cửa và mặt chính của quay về hướng đông, ba mặt tường còn lại đều được trang trí hoa văn và tạo hình các cửa giả. Nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã tạo cho tháp nhạn một dáng vè vừa vững chãi vừa thanh thoát, tinh tế.
Tên gọi tháp Nhạn theo các bậc cao niên nơi đây giải thích, là vì tháp cáo nhiều chim nhạn bay về đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này. Về nguồn gốc của ngọn tháp, thì tương truyền rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Hiện nay đối với bất kì du khách nào khi đi du lịch Phú Yên đều không bỏ qua điểm đến như Tháp Nhạn này. Với di tích cổ kính tâm linh, không khí trong lành, đường lên tháp cũng khá dài nên du khách có thể vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường, ột phong cảnh thanh bình.
Điều tuyệt đẹp nhất là khi lên đến đỉnh núi Nhạn du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố biển Phú Yên đầy thơ mộng. Đặc biệt nếu đến đây vào đúng dịp Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng), du khách sẽ được hòa mình vào Hội thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ từ khắp mọi miền đất nước và du khách gần xa đến tham dự.
Xem thêm: Tour du lịch Phú Yên Và kinh nghiệm du lịch Phú Yên