Cây cầu sẽ giảm thời gian đi lại giữa 3 khu vực, mỗi khu vực chỉ cách nhau 1 giờ, và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch Hồng Kông.
Đây là cây cầu xuyên biển dài 55km Hồng Kông-Chu Hải-Macau nhằm kết nối 2 lãnh thổ đại lục – Hồng Kông và Macau (trung tâm sòng bài lớn nhất thế giới), với 9 thành phố lân cận, thuận tiện việc vận chuyển hàng hóa vận chuyển giữa Hong Kong và đồng bằng sông châu Giang, các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Lộ trình giữa cảng container Kwai Chung và Chu Hải dự kiến cũng giảm từ 3,5 giờ xuống còn khoảng 1 giờ và 15 phút. Trong đó, thời gian di chuyển từ sân bay quốc tế Hồng Kông tới Chu Hải giảm từ 4 giờ xuống còn khoảng 45 phút.
Cây cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao và sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đường sắt tại Trung Quốc. Cây cầu nối Thẩm Quyến với Trung Sơn dự kiến hoàn thành năm 2024 và sẽ giúp giảm thời gian đi lại giữa 2 thành phố này từ 2 giờ xuống còn 20 phút.
Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Macau được thiết kế với tuổi thọ hơn 1 thế kỷ, có khả năng chịu các cơn bão và động đất lớn. Công trình có thể trụ được trước cơn bão có sức gió hơn 300 km/h. Cơn bão Mangkhut quét qua Hồng Kông trước đây đã cho thấy phần nào khẳng định, khi gió làm tốc mái nhà, nhổ bật gốc cây nhưng cây cầu vẫn uy nghi.
Một đường hầm dài 6,3 km kết nối 2 hòn đảo nhân tạo, giúp công trình ổn định hơn, cũng là để tàu bè loại lớn có nơi qua lại, và đây là 1 trong những khu vực tàu vận tải sầm uất nhất thế giới, với khoảng 4000 tàu qua lại mỗi ngày.
Khu vực nước dưới cầu là nhà của Cá heo trắng Trung Quốc (hay Cá heo lưng bướu Thái Bình Dương). Nhiều chuyên gia lo ngại việc xây dựng cầu, thêm nữa là mở rộng sân bay tại địa phương, sẽ là tiếng chuông cảnh báo sự tuyệt chủng của loài này.
Cũng theo các chuyên gia cây cầu sẽ mang đến một “làn sóng lớn” thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi đến với Hồng Kông.
Cũng theo các chuyên gia cây cầu sẽ mang đến một “làn sóng lớn” thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi đến với Hồng Kông.