Số 8 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội
HOTLINE
0243.7474.138 (Giờ HC)
090 419 6969 (Zalo/Viber)
Tìm kiếm tour
Nơi khởi hành
Điểm đến
Thời gian Tour
Khoảng giá
Tìm kiếm
LeftAdv

Trải nghiệm nền văn hóa trong đám cưới của người Mông trắng

Nếu có dịp đi du lịch Mộc Châu đến với các bản làng của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Mông Trắng, nhất là nét đẹp trong đám cưới của người Mông trắng nơi miền núi Tây Bắc.

Mặc dù đám cưới của người Mông trắng ngày nay có nhiều thay đổi nhưng vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của người dân bản địa. Con trai, con gái Mông trắng sau khi đã tìm hiểu và có tình cảm với nhau thì chàng trai đến gia đình cô gái xin phép đón cô gái về nhà.

Nếu bố mẹ cô gái nhất trí sẽ đón tiếp chu đáo và làm cơm nắm đi đường cho đôi bạn trẻ. Sau khi đến ở nhà chàng trai 3 ngày thì bố mẹ chàng trai đưa hai bạn trẻ sang gia đình nhà gái trao đổi, thống nhất kết thông gia và bàn việc cưới xin. Sau cuộc gặp mặt này, nhà trai sẽ lo tiền, nuôi lợn, gà... để chuẩn bị lễ ăn hỏi.
Khi có đủ của cải, bố mẹ nhà trai nhờ hai quan lang nam, nữ (người đại diện) có tài ăn nói, chọn ngày lành tháng tốt sang nhà gái bày tỏ ý định làm lễ ăn hỏi. Đoàn nhà trai khi đi sang nhà gái ngoài rượu, gạo, gà, thịt lợn... thì phải có Thanh pa (là chiếc khăn rằn của người phụ nữ dân tộc Mông) có ý nghĩa là vật báo hỷ với tổ tiên hai bên vừa tượng trưng cho sự nhất trí của bên nhà trai trong việc dạm hỏi, cưới xin.

Đặc biệt, người Mông trắng có tục lệ trên đường đi sang nhà gái hay đón dâu về dù gần hay xa nhất định nhà trai phải nghỉ chân ăn dọc đường. Trước khi ăn sẽ cúng thổ thần, thổ địa, ma rừng nơi dừng chân để các vị thần phù hộ cho đi đến nơi về đến chốn. Nếu trên đường đi gặp đám ma hay có tiếng sấm họ sẽ quay về và để lần khác đi.
Trước đây người Mông trắng không mời cưới bằng thiếp mà đến tận nhà mời và người được mời thường đưa cả nhà đến dự đám cưới. Nhưng tới nay, với những người cùng thôn, anh em, họ hàng thì họ vẫn đến tận nhà mời, còn thiệp cưới chỉ gửi cho khách ở xa.
Người Mông trắng thường có quan niệm, khi đã lấy chồng thì phải theo chồng nên vợ chồng người Mông thường gắn bó với nhau “như hình với bóng” trong mọi việc: Lên nương, đi chợ, thăm họ nội ngoại, chơi lễ, Tết... Đây cũng là yếu tố giúp họ gắn kết tình cảm gia đình, dòng tộc, từ đó tạo nên một cộng đồng người Mông luôn đoàn kết từ đời này sang đời khác và là nét đẹp văn hóa rất đỗi tự hào của người Mông.

Các tin khác

Vẻ đẹp của các loài hoa trong mùa xuân

Vẻ đẹp của các loài hoa trong mùa xuân

Mùa xuân về trăm hoa đua nở, với những bông hoa tươi thắm báo hiệu một mùa xuân tươi thắm, và có những nước nhờ nhận diện bằng sắc hoa tươi thắm như vậy.
Chi tiết
Đi du lịch Trung Quốc mùa hè có gì đẹp

Đi du lịch Trung Quốc mùa hè có gì đẹp

Đến với Trung Quốc du khách hãy ghé thăm vùng cao nguyên để được trải nghiệm tiết trời mát mẻ quanh năm, kể cả ngày hè lúc tiết trời oi bức nhất, nhưng đến với cao nguyên Trung Quốc du khách lại bắt gặp khí hậu tương đối mát mẻ, mang đế cho du khách những giây phút thú vị nhất.
Chi tiết
Tham quan chùa Thiên Mụ xứ Huế

Tham quan chùa Thiên Mụ xứ Huế

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những điểm du lịch tâm linh, với lối kiến trúc cổ kinh, là điểm thu hút du khách đến tham quan thưởng ngoạn mỗi khi có dịp đến Huế.
Chi tiết
Đi du lịch Nhạt Bản tháng 7 có gì đẹp

Đi du lịch Nhạt Bản tháng 7 có gì đẹp

Khi những cơn mơa đã vãn thay vào đó là tiết trời trong xanh, rất phù hợp cho chuyến tham quan nghỉ dưỡng của bạn, nhất là những trải nghiệm như leo núi, đi biển, bóng chày và các quán bia giữa trời, và đầy cũng là những đều thú vị khi đi du lịch nhật Bản tháng 7.
Chi tiết